Thủ tục sơn chống thấm tại Hà Nội

Sơn chống thấm là sản phẩm rất phổ biến hiện nay, nhà nào xây cũng đều cần phải chống thấm nên đầu ra của sản phẩm này rất lớn. Thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm chống thấm, nhưng thông dụng nhất vẫn là gốc xi măng và PU. Đơn giản vì hai loại sản phẩm này dễ thi công, giá thành hợp lý và đem lại hiệu quả chống thấm rất tốt.

Nhà máy hiện tại đã cho sản xuất 2 dòng sản phẩm Chống thấm lộ thiên PU và chống thấm 2 thành phần gốc xi măng.

Sơn chống thấm 2 thành phần gốc xi măng bao gồm 2 thành phần chính như sau: Thành phần là Polymer và thành phần B là xi măng. Hỗn hợp sơn chống thấm 2 thành phần gốc xi măng có ưu điểm là thi công trực tiếp trên bề mặt bê tông ẩm ướt. Nhược điểm là dễ bị lão hóa bởi tia UV. Vì vậy mà dòng sơn gốc xi măng phù hợp cho hạng mục thi công như tầng hầm, bể nước, hồ cá,…và không được làm lộ thiên.

Quy trình thi công sản phẩm chống thấm 2 thành phần gốc xi măng:

Để sơn chống thấm đạt được hiệu quả tối đa gia chủ cần thực hiện đúng quy trình thi công của vật liệu. Ở mỗi sản phẩm khác nhau sẽ có những hướng dẫn chi tiết khác nhau. Dưới đây là các bước cơ bản khi thi công bất kỳ dòng sơn chống thấm 2 thành phần nào mà quý gia chủ cần lưu ý

Quy trình 1: Vệ sinh bề mặt cần thi công

Đây được xem là một công đoạn vô cùng quan trọng quyết định đến độ bền của lớp chống thấm. Gia chủ tiến hành loại bỏ bụi bẩn, khuyết điểm trên bề mặt sàn. Dùng máy mài và chổi sắt để đánh sạch bề mặt sàn, tạo lớp ma sát cho bề mặt. Sau đó dùng máy hút bụi để loại bỏ hết các tạp chất. Và tuyệt đối không làm sạch bằng nước. Với bề mặt sàn bị nứt thì gia chủ nên tiến hành trám lại các lỗ hổng bằng các sản phẩm chuyên dụng. Với những vết nứt lớn nên xử lý giá cố bằng lưới polyester

Quy trình 2: Tiến hành thi công sơn chống thấm 2 thành phần

Bề mặt thi công sẽ được tạo ẩm phun sương bằng con lăn và không nên để bề mặt bị đọng nước. Sau khi trộn hỗn hợp chỉ nên sử dụng trong vào 30 phút. Do đó, bề mặt sàn cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi tiến hành trộn sơn chống thấm pha xi măng.

Trộn thành phần A và B theo đúng tỷ lệ quy định trên hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng máy khoan có lắp cánh khuấy để khuấy đều sản phẩm trong 4-5 phút.

Tiến hành thi công lớp sơn thứ nhất trên bề mặt ẩm bằng chổi quét và rulo. Độ dày của lớp thứ nhất từ 0.5-1mm. Với sàn vệ sinh gia chủ quét chân tường thì thi công ở độ cao 40cm. Để lớp sơn dầu se lại thì tiến hành quét lớp thứ 2 theo chiều vuông góc với lớp đầu tiên. Làm tương tự như vậy với lớp thứ 3.

Sơn chống thấm gốc PU

Sơn chống thấm polyurethane là một loại sơn chất lỏng được sản xuất từ polyurethane, một hợp chất hữu cơ. Sơn này được thiết kế đặc biệt để tạo ra một lớp màng chống thấm trên bề mặt được sơn, giúp ngăn nước và ẩm ướt xâm nhập vào bề mặt và bảo vệ khỏi sự hỏng hóc do tác động của môi trường và thời tiết.

Chống thấm polyurethane thường được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng để bảo vệ các bề mặt như bê tông, gỗ, kim loại, và nhiều vật liệu khác khỏi sự xâm nhập của nước, độ ẩm, và các yếu tố khác như tia UV và hóa chất. Nó có khả năng tạo ra lớp màng bám chặt và đàn hồi, cho phép nó thích nghi với sự co giãn và thu hẹp của bề mặt được bảo vệ mà nó che phủ.

Ưu nhược điểm của sơn chống thấm Polyurethane

Sơn chống thấm Polyurethane được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, như chống thấm tường, sàn, mái nhà, bể bơi, cầu đường, và nhiều công trình xây dựng khác. Vậy chống thấm Polyurethane có thực sự tốt? Cùng tìm hiểu về ưu nhược điểm của chống thấm Polyurethane dưới đây:

Ưu điểm

Polyurethane có khả năng tạo ra lớp màng chống thấm mạnh mẽ, ngăn nước và ẩm ướt xâm nhập vào bề mặt được bảo vệ

Polyurethane tạo ra một lớp màng đàn hồi có khả năng co giãn dài lên tới 500% và thu hẹp, đặc biệt quan trọng khi bề mặt bị chịu sự biến đổi nhiệt độ

Nó có thể bám dính được trên nhiều bề mặt như bê tông, gỗ, kim loại, và nhiều vật liệu khác

Polyurethane chống lại tác động của tia tử ngoại (UV), giúp bảo vệ bề mặt khỏi phai màu và hao mòn do ánh nắng mặt trời

Polyurethane có khả năng chịu sốc nhiệt và biến thiên nhiệt độ đáng kể, giúp duy trì tính chất chống thấm trong các điều kiện thời tiết biến đổi

Độ bền cao, giúp nâng cao tuổi thọ cho công trình

Quy trình thi công khá đơn giản không cần thiết bị máy móc phức tạp, và thời gian thi công thường nhanh hơn so với một số loại sơn chống thấm khác

Nhược điểm

Giá thành cao: Chống thấm Polyurethane thường có giá thành cao hơn so với một số loại sơn chống thấm khác

Yêu cầu kỹ thuật cao: Việc thi công chống thấm Polyurethane đòi hỏi kỹ thuật cao, và việc không tuân thủ quy trình có thể dẫn đến lớp màng không đồng đều hoặc lỗ hổng, làm giảm hiệu suất chống thấm

Tuy nhược điểm này tồn tại, nhưng Polyurethane vẫn là một lựa chọn hữu ích và hiệu quả trong việc bảo vệ các bề mặt xây dựng khỏi sự xâm nhập của nước và các yếu tố môi trường khác.

Liên hệ chuyển giao công nghệ sơn, gia công sơn

Hotline: 0926388888 – 0869845555

Nhà máy 1: Ninh Sở - Thường Tín – Hà Nội

Nhà máy 2: KCN Tây Bắc Ga – TP Thanh Hóa

Đọc thêm
Gia công sơn nước ở đâu ?
Báo giá gia công sơn nước ?

15 đánh giá Sơn chống thấm

5
5
64 đánh giá
4
1 đánh giá
3
0 đánh giá
2
0 đánh giá
1
0 đánh giá
Chọn đánh giá
Like, Chia Sẻ
  • Lưu Đức An
    Đơn hàng tối thiểu số lượng là bao nhiêu thùng thì bên mình có thể gia công ? tôi đang quan tâm
  • Tư vấnQuản trị viên
    Đơn hàng tối thiểu bên em từ 50 thùng cho đơn đầu tiên anh nhé
  • Sơn Nước Miền Trung
    Tôi đang muống gia công sơn kinh tế để làm cho công trình, xin hỏi công nghệ sơn chi phí giá thành bao nhiêu trên 1 thùng sơn 18L/23Kg
  • Ceo gia công
    Công nghệ sơn đã phản hồi qua email cho khách hàng
  • Sơn mindu
    Cho mình hỏi chút, nếu mình có thương hiệu rồi, mình đem vỏ qua bên bạn gia công ruột theo yêu cầu của mình có được không, xin gửi thông tin qua email của tôi, cảm ơn công nghệ sơn
  • Tư vấnQuản trị viên
    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi
  • Hoàng nghĩa
    Mình đã hợp đồng gia công với bên này, dịch vụ rất tốt và hiệu quả nhé
  • Ceo gia công sơn
    Cảm ơn khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của công nghệ sơn